Polyp túi mật ở phụ nữ mang thai: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều mắc polyp túi mật. Tuy nhiên phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Polyp túi mật cao hơn, nhất là trong giai đoạn thai kỳ và đôi khi xuất hiện sau khi sinh. Polyp túi mật có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Polyp túi mật ở phụ nữ mang thai xử trí thế nào? Mời bạn xem bài viết dưới đây nhé.

Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc polyp túi mật?

Do ăn uống: 

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất, các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Quá trình này vô hình đã làm cho lượng cholesterol ở phụ nữ mang thai bị dư thừa mà gây bệnh.

  • Sử dụng các loại sữa bầu nhiều chất béo
  • Ăn nhiều đồ ăn chứa hàm lượng cholesterol cao như
  • Thịt bò
  • Lòng đỏ trứng
  • Đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ
  • Đồ ăn nhanh
  • Dùng các loại nước sốt béo làm từ bơ, dầu, kem

Tăng cân nhanh:

Cân nặng của người mẹ tăng lên quá nhanh dẫn đến béo phì, thừa cân, dịch mật tiết ra không đủ để tiêu hóa hết lượng chất béo trong cơ thể mà gây bệnh.

Đái tháo đường thai kỳ: 

Đái tháo đường thai kỳ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường

Tiền sử gia đình:

Trong gia đình có người bị mắc polyp túi mật thì người mẹ trong lúc mang thai sẽ có nguy cơ mắc polyp túi mật cao hơn những bà mẹ khác.

Polyp túi mật ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

Polyp túi mật ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn những người khác vì cơ thể họ đang sản sinh ra nhiều estrogen hơn mức bình thường.

Estrogen bổ sung vào cơ thể có thể dẫn đến tăng lượng cholesterol trong mật, đồng thời làm giảm các cơn co thắt túi mật. Các bác sĩ gọi hiện tượng chậm co bóp túi mật khi mang thai là ứ mật thai kỳ. Điều này có nghĩa là mật không dễ dàng thoát ra khỏi túi mật.

Ứ mật thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.

Polyp túi mật đa phần là lành tính, biểu hiện triệu chứng mơ hồ hoặc không biểu hiện triệu chứng, không gây ra những nguy hiểm cấp tính đến sức khỏe của người bệnh kể cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên phụ nữ mang thai tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn những người khác vì polyp túi mật tồn tại lâu dài có thể gây cản trở đường dẫn mật, giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng thai.

Phụ nữ mang thai mắc polyp túi mật có thể gặp những nguy hiểm cho cả mẹ và con:

  • Đi phân su (phân) trước khi sinh, có thể ảnh hưởng đến hô hấp của em bé
  • Sinh non
  • Thai chết lưu

Các triệu chứng của polyp túi mật ở phụ nữ mang thai có thể gặp phải

Polyp túi mật ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tình trạng ứ mật của thai kỳ. Ứ mật của thai kỳ có thể gây ra các triệu chứng gồm:

  • Ngứa dữ dội (triệu chứng phổ biến nhất)
  • Vàng da lượng bilirubin trong máu tăng
  • Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường

Tình trạng ứ mật khi mang thai đôi khi bà bầu khó có thể nhận biết được. Em bé phát triển mỗi ngày nên bụng của mẹ ngày càng lớn, da bụng căng lên có thể khiến da bị ngứa. Nhưng ngứa liên quan đến bệnh lý túi mật là do axit mật tích tụ trong máu mà dẫn đến ngứa dữ dội.

Sỏi mật có thể gây ra các triệu chứng sau. Những triệu chứng này thường xảy ra sau bữa ăn nhiều chất béo và kéo dài khoảng một giờ:

  • Xuất hiện vàng da
  • Buồn nôn
  • Đau vùng mạn sườn phải, đau có thể lan ra sau lưng

Nếu cơn đau không biến mất trong vài giờ, điều này có thể cho thấy cơ thể người mẹ đang gặp một vấn đề khác nghiêm trọng hơn xảy ra với túi mật và có nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai mắc polyp túi mật điều trị thế nào?

Polyp túi mật ở phụ nữ mang thai mang nhiều nguy hiểm hơn so với người bình thường. Tuy nhiên nếu chưa có các triệu chứng cảnh báo hay gây ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé thì người mẹ chưa cần phải điều trị ngay trong thời gian mang thai. Trước tiên người mẹ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và đi khám siêu âm theo dõi định kỳ để kiểm soát kích thước polyp túi mật.

Ngoài ra phụ nữ mang thai mắc polyp túi mật khi gặp các triệu chứng bất thường tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị vì những thuốc đấy có thể gây hại cho thai nhi. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, đưa ra các phương án điều trị dự phòng cho những tình huống có thể xảy ra. 

Polyp túi mật ở phụ nữ đang mang thai
Polyp túi mật ở phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không nên tự ý điều trị!

Chế độ ăn đối với phụ nữ mang thai mắc polyp túi mật?

Để ngăn chặn và kìm hãm polyp túi mật phát triển gây chèn ép túi mật ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé, người mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh.

Phụ nữ mang thai mắc polyp túi mật nên ăn gì?

  • Tăng cường chất xơ và vitamin như ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi
  • Thực phẩm tươi sống, nhiều chất đạm như cá biển
  • Tăng lượng thực phẩm có chất béo tốt như sữa chua, phô mai ít béo, bơ
  • Sử dụng sữa ít béo hoặc sữa tách béo
  • Sử dụng các sản phẩm từ thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu bắp, dầu đậu phộng
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng đào thải các chất độc hại

Phụ nữ mang thai mắc polyp túi mật không nên ăn gì?

  • Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh
  • Hạn chế sử dụng dầu động vật
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ chất béo xấu
  • Hạn chế uống các loại sữa béo

Phòng bệnh polyp túi mật ở phụ nữ mang thai như thế nào?

Để phòng bệnh polyp túi mật ở phụ nữ mang thai, người mẹ nên:

Thay đổi chế độ ăn:

Chế độ ăn của phụ nữ mang thai rất quan trọng trong việc kiểm soát sự tiến triển của polyp và tránh được những biến chứng xấu ảnh đến mẹ và bé

Kiểm soát cân nặng:

Người mẹ nên duy trì cân nặng ở mức ổn định, không nên tăng số cân quá với tiêu chuẩn tránh dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì.

Tập thể dục :

Thường xuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,.. để giữ cho cơ thể luôn được linh hoạt, khỏe mạnh

Duy trì đường huyết ở mức ổn định:

Duy trì đường huyết ở mức ổn định sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol tăng

Để phòng được bệnh polyp túi mật cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé do polyp gây ra, hay phòng ngừa các bệnh lý khác, người mẹ hãy lên cho mình một chế độ ăn uống khoa học vì chế độ ăn là nguồn căn dẫn đến các bệnh lý trong thai kỳ.

5 1 ủng hộ
Xếp hạng bài viết
Chia sẻ bài viết lên:
- Điều trị Polyp

Với kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị khối u và tiền u (polyp, u xơ , u nang...). Chúng tôi lập trang này mong muốn chia sẻ thêm kiến thức chuyên sâu về bệnh Polyp túi mật, các phương pháp điều trị nhằm giúp quý độc giả hiểu hơn về căn bệnh này cũng như nắm được các phương pháp điều trị hiệu quả.

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận