Nhân trần là thực vật được dùng làm thuốc đầu tiên ghi trong sách Bản kinh. Nhân trần có nhiều tên gọi tùy từng nơi phân bố như Nhân trần cao ( Trung Quốc ), Nhân trần bồ bồ, Nhân trần đực hay Nhân trần nam
Mô tả vị thuốc:
Tên khoa học:
Nhân trần có tên khoa học là Herba Artemisiae Capillaris, thuộc họ Cúc
Nơi phân bố:
Ở nước ta, nhân trần nam người ta thường gọi là hoắc hương núi phân bố chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên và một số tỉnh miền Trung khác như Quảng Nam, Quảng Ngãi,….
Bộ phận dùng:
Toàn bộ thân cây trên mặt đất của cây nhân trần
Thu hái và chế biến:
Nhân trần được thu hái lúc cây đang ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Sau khi thu hái, đem phơi khô.bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi sử dụng đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn tạp chất. Tiếp theo thái thành từng khúc nhỏ, mỗi khúc tầm khoảng 6cm, phơi và sao vang qua cho khô.
Tính vị – Quy kinh:
Nhân trần vị đắng, tính hơi hàn, Quy kinh Tỳ, Vị, Can, Đởm
Thành phần:
Thành phần nhân trần chủ yếu gồm: Scoparone, 6,7-dimethoxycoumarin, chlorogenic acid, caffeic acid, beta-pinene, capillin, capillene, capillarin, stearic acid, palmitic acid, oleic acid, linoleic acid, arechidic acid
Tác dụng dược lý:
Công năng:
Nhân trần có công năng Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng
Chủ trị:
Nhân trần chủ trị các chứng hoàng đản, chứng sỏi mật, bệnh thấp ôn, thấp sang ( nhọt, lở ) ghẻ
Kết quả nghiên cứu dược lý:
- Nhân trần có tác dụng bảo vệ gan, góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan.
- Có khả năng thúc đẩy tăng tiết và bài xuất dịch mật, nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Có tác dụng giải nhiệt, thanh độc, giảm đau, chống viêm hiệu quả, điều chỉnh huyết áp…
- Ngoài ra còn là giải pháp ức chế sự hình thành và phát triển của một số loại nấm, vi khuẩn tụ cầu vàng, ecoli, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh, viêm phổi, song cầu khuẩn gây viêm não…
Ứng dụng lâm sàng: Nhân trần trong điều trị polyp túi mật
Nhân trần là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong tất cả các bài thuốc điều trị bệnh lý gan – mật. Bài thuốc điều trị polyp túi mật cũng vậy.
Với khả năng nhuận gan, lợi mật, Nhân trần đang giúp gan đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, tăng bài tiết mật ở gan nhằm cung cấp đủ lượng dịch mật đến tiêu hóa các chất béo, ngăn chặn polyp túi mật phát triển cũng như phòng ngừa các bệnh polyp túi mật.
Cách dùng Nhân trần
Dùng khô :
- Cách dùng: sắc uống
- Liều dùng: 12- 40g
- Một số bài thuốc từ Nhân trần khô:
- Bài 1: Bài thuốc trị viêm túi mật:
Nhân trần 40g, bồ công anh 40g, uất kim 40g, nghệ vàng 15g. Sử dụng sắc lấy nước uống.
- Bài 2: Trị viêm gan cấp tính
Dùng bài Nhân trần cao thang: Nhân trần 18 – 24g, Chi tử 12g, Đại hoàng 6 – 8g sắc uống. Hoặc dùng Nhân trần từ 30 – 45g sắc uống ngày 3 lần.
Dùng tươi:
- Cách dùng: hãm uống thay trà hàng ngày
- Liều dùng: 60 – 120g, có thể lên đến 200g
- Một số bài thuốc từ Nhân trần tươi
- Bài 1: Chữa trị viêm gan vàng da cấp tính có sốt
Nhân trần 200g, trà 40g, Sinh đại hoàng 50g. Đem ba vị thuốc tán vụn, mồi ngày sử dụng từ 20-30g hãm với sôi trong ấm trà hoảng 15 phút, sử dụng thay trà hàng ngày.
- Bài 2: Chữa viêm gan vàng da cấp tính có triệu chứng sốt kèm theo.
Bạch hoa xà thiệt thảo 400g, Sinh cam thảo 50g, Nhân trần 200g. Đem tất cả tán vụn, mỗi ngày sử dụng khoảng 50g hãm cùng với nước sôi trong ấm trà. Sau 15 phút thì có thể sử dụng được, uống thay trà hàng ngày
Những lưu ý khi dùng Nhân trần
Đối tượng có thể dùng:
- Người mắc các bệnh lý về gan – mật
- Phát bệnh do nhiệt
Đối tượng không nên dùng:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không dùng
- Người nhiễm hàn, lạnh bụng không nên dùng
- Người không mắc các bệnh lý gan – mật hạn chế dùng
Lưu ý trong quá trình sử dụng:
Tác dụng phụ:
- Dị ứng thuốc
- Đi ngoài
- Đầy bụng
Lưu ý:
- Không nên pha chung nhân trần với cam thảo bởi cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải.
- Trong quá trình sử dụng nhân trần, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng việc dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Lời khuyên:
Nhân trần là vị thuốc an toàn, lành tính, nhiều công dụng tốt. Tuy nhiên không nên uống nhân trần hàng ngày
- Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật, khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh lại uống hàng ngày nghĩa là bắt gan, mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.
- Ngoài ra Nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước cùng các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước cho cơ thể, làm mệt mỏi thiếu tập trung.