Cholesterol là gì? Cholesterol có phải là thủ phạm gây ra polyp túi mật?

Cholesterol có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể phát triển và hoạt động hàng ngày. Vậy cholesterol là gì? Cholesterol có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể con người? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó!!!

Nội dung bài viết hiện

Cholesterol là gì?

Khái niệm: 

  • Cholesterol là một chất béo steroid màu vàng, phổ biến và quan trọng nhất trong cơ thể mỗi người.
  • Cholesterol là thành phần của màng tế bào ở tất cả các mô trong cơ thể và được vận chuyển trong máu. Cholesterol được tổng hợp từ gan và được bổ sung từ việc ăn uống các chất mỡ động vật.

Chức năng của cholesterol:

  • Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào và giúp ổn định tính lỏng của màng.
  • Là tiền chất chính để tổng hợp vitamin D, một số hormone steroid khác như hormone sinh dục, adrenocorticoid hormone và muối mật.

Nơi bài tiết cholesterol:

Cholesterol được bài tiết ra từ gan, đổ vào dự trữ tại túi mật và được tái hấp thu ở ruột cho quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng.

Cholesterol vận chuyển trong cơ thể thế nào?

Bản chất cholesterol là steroid nên rất ít tan trong nước và hầu như không thể tan trong máu để lưu chuyển. Vì vậy việc vận chuyển cholesterol phải nhờ đến một trợ thủ đắc lực là lipoprotein ( HDL, LDL )

LDL hay lipoprotein tỷ trọng thấp:

Có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol đến các tổ chức, đặc biệt là tuyến thượng thận và tuyến sinh dục. 

HDL hay lipoprotein tỷ trọng cao:

Vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tổ chức về gan hoặc đến tuyến vỏ thượng thận, tuyến sinh dục để tổng hợp các steroid hormone.

Phân loại cholesterol?

Cholesterol được chia làm 3 dạng: HDL, LDL và VLDL

Cholesterol HDL:

HDL được xem là cholesterol tốt vì nó giúp vận chuyển cholesterol khỏi các mảng xơ vữa đưa về gan, do đó làm giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các biến chứng về tim mạch khác. Ngoài ra HDL còn vận chuyển các phospholipid và một số loại lipoprotein khác. 

Do đó nồng độ HDL càng cao càng giảm được các nguy cơ hình thành các cục máu đông, từ đó giảm các nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Cholesterol LDL:

LDL còn được biết đến như cholesterol xấu, là thành phần có liên quan trực tiếp đến cơ chế hình thành các mảng xơ vữa trong động mạch.

Nồng độ LDL trong máu quá cao sẽ tăng lắng đọng cholesterol tại thành mạch, tạo thành các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, tăng nguy cơ tạo cục máu đông dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Cholesterol VLDL: 

VLDL là lipoprotein tỷ trọng rất thấp. Nó cũng được coi là cholesterol xấu vì cũng góp phần vào việc hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Nhưng VLDL và LDL khác nhau: VLDL chủ yếu mang chất béo trung tính, ít nguy hiểm còn LDL chủ yếu mang cholesterol xấu nhiều nguy cơ.

Cholesterol
Cholesterol cao (HDL-C) – Cholesterol thấp (LDL-C)

Chỉ số cholesterol đối với cơ thể?

Để đảm bảo bạn có một cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc hiểu cholesterol là gì, việc nắm bắt được các chỉ số của Cholesterol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Chỉ số Cholesterol toàn phần:

Bình thường: < 200 mg/dL. 

Mức ranh giới: 200 – 239mg/dL. 

Mức nguy cơ cao: >= 240 mg/dL

Chỉ số Cholesterol HDL:

Bình thường: >=60 mg/dL. 

Mức ranh giới: 

  • Nam: 40 – 59 mg/dL 
  • Nữ: 50 – 59 mg/dL. 

Mức nguy cơ cao: 

  • Nam: <40 mg/dL 
  • Nữ: <50 mg/dL.

Chỉ số Cholesterol LDL:

Bình thường: 

  • Người bình thường <100 mg/dL 
  • Người có bệnh tim mạch hay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chỉ số bình thường nên < 70mg/dL 

Mức nguy cơ: 100 -129 mg/dL 

Mức ranh giới: 130 – 159 mg/dL. 

Mức nguy cơ cao: 160 – 189 mg/dL 

Mức nguy cơ rất cao  >= 190 mg/dL

Ý nghĩa của cholesterol đối với cơ thể

  • Cholesterol là nguồn sản xuất Hormon steroid duy trì hoạt động của cơ thể.
  • Đóng vai trò tham gia tổng hợp nên Cortisol giúp cho quá trình điều tiết hàm lượng đường trong cơ thể.
  • Đóng vai trò một trong các chất tác dụng vào tuyến thượng sản sinh ra hormon aldosteron để giữ nước và muối.
  • Bảo vệ hàng rào tế bào
  • Tham gia quá trình tiết dịch mật ở gan
  • Cholesterol còn đóng vai trò hình thành nên lớp vỏ Myelin của tế bào thần kinh

Nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu?

Những ai dễ có chỉ số cholesterol cao?

Những người béo phì, người có các bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, ĐTĐ và lười vận động có nguy cơ cholesterol trong máu cao hay các rối loạn mỡ máu cao hơn những người khác.

Nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu?

Lối sống không lành mạnh:

Các thói quen về ăn uống, sinh hoạt là nguyên nhân hàng đầu gây cholesterol cao:

  • Chế độ ăn không lành mạnh: ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ,..
  • Lười vận động: Thiếu hoạt động thể chất làm cho sự chuyển hóa cholesterol đặc biệt là các cholesterol xấu chậm
  • Béo phì: chỉ số BMI > 30 có nguy cơ dư thừa cholesterol trong máu
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, bia rượu gây tổn thương thành mạch làm tăng cholesterol LDL tích tụ trong máu

Nguyên nhân khác:

  • Mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường hay các bệnh lý về gan cũng làm hàm lượng cholesterol trong máu cao hơn mức bình thường
  • Tuổi: tuổi càng cao khả năng loại bỏ cholesterol trong máu càng giảm làm tăng nguy cơ mỡ máu
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc các rối loạn về mỡ máu cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh động mạch vành hay đột quỵ ở tuổi dưới 55.

Xét nghiệm chẩn đoán cholesterol trong máu cao

Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất Cholesterol trong máu có bất thường hay không dựa vào xét nghiệm sinh hóa máu với các chỉ số:

  • Cholesterol toàn phần 
  • Cholesterol LDL 
  • Cholesterol HDL 

Điều trị tình trạng cholesterol cao trong máu?

Tây y:

Nhóm thuốc Statin:

  • Được cho là nhóm thuốc giúp giảm nồng độ cholesterol máu tốt nhất hiện nay.
  • Tác dụng: Statin làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề liên quan khác bằng cách:
  • Giảm LDL (xấu) cholesterol 
  • Tăng cholesterol HDL (tốt) trong máu của bạn 
  • Giảm chất béo trung tính ( VLDL )
  • Tùy vào mức độ thay đổi lối sống của người bệnh để quyết định việc dùng thuốc cả đời hay không
  • Tác dụng phụ:  Đau cơ, tăng lượng đường trong máu, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút, tăng men gan
  • Một số thuốc được dùng hiện nay: Atorvastatin (Lipitor), Fluvastatin (Lescol XL), Lovastatin (Altoprev), Pitavastatin (Livalo), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor), Simvastatin (Zocor)

Thuốc ức chế hấp thu cholesterol:

  • Tác dụng: Giảm LDL, giảm nhẹ VLDL, tăng nhẹ HDL
  • Tác dụng phụ: Đau dạ dày, tiêu chảy, mệt mỏi, đau nhức cơ; tránh trong thời kỳ mang thai và cho con bú
  • Thuốc được dùng hiện nay: Ezetimibe (Zetia)

Chất ức chế:

  • Tác dụng: Giảm LDL, thường dành cho những người có tình trạng di truyền gây ra mức LDL rất cao hoặc những người bị bệnh tim không thể dung nạp statin hoặc các loại thuốc giảm cholesterol khác
  • Tác dụng phụ: Ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím tại chỗ tiêm
  • Thuốc được dùng hiện nay: PCSK9 Alirocumab (Praluent), Evolocumab (Repatha)

Chất cô lập acid mật:

  • Tác dụng: Giảm LDL ; có thể tăng nhẹ HDL
  • Tác dụng phụ: Táo bón, đầy bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua
  • Thuốc dùng hiện nay: Cholestyramine (Prevalite), Colesevelam (Welchol), Colestipol (Colestid)

Kết hợp chất ức chế hấp thu cholesterol và statin 

  • Tác dụng: Giảm LDL và chất béo trung tính; tăng HDL
  • Tác dụng phụ: Đau dạ dày, mệt mỏi, đầy hơi, táo bón, đau bụng, chuột rút, đau cơ, đau và suy nhược 
  • Thuốc dùng hiện nay: Ezetimibe-simvastatin (Vytorin)

Kết hợp thuốc chẹn kênh canxi và statin:

  • Tác dụng: Thành phần statin làm giảm LDL và chất béo trung tính; thuốc chẹn kênh canxi làm giảm huyết áp
  • Tác dụng phụ: Đỏ bừng mặt và cổ, chóng mặt, tim đập nhanh, đau cơ và đau, tăng lượng đường trong máu, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút, tăng men gan 
  • Thuốc dùng hiện nay: Amlodipine-atorvastatin (Caduet)

Sợi Fenofibrate (Antara, Lipofen, các loại khác): 

  • Tác dụng: giảm chất béo trung tính; giảm nhẹ LDL ; tăng HDL
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, đau dạ dày, đau cơ
  • Thuốc dùng hiện nay: Gemfibrozil (Lopid)

Kê đơn Niacin Niacin:

  • Tác dụng: Giảm LDL và chất béo trung tính; tăng HDL
  • Tác dụng phụ: Đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, khó chịu ở dạ dày, tăng lượng đường trong máu 
  • Thuốc dùng hiện nay: Niacor, Niaspan

Axit béo Omega-3:

  • Tác dụng: Giảm chất béo trung tính; có thể tăng HDL
  • Tác dụng phụ: Ợ hơi, vị tanh, khó tiêu; có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
  • Thuốc dùng hiện nay: Các phiên bản kê đơn bao gồm Lovaza, Omacor và Vascepa

Đông y:

Bài thuốc điều trị rối loạn mỡ máu:

Bạch kim giáng chỉ phương:

Uất kim 210g 

Bạch phàn 90g 

Cách dùng: Tán bột mịn, trộn đều, tẩm nước làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g, uống sau bữa ăn, mỗi liệu trình 20 ngày, liên tục trong 2–3 liệu trình

Kết quả nghiên cứu: Đã trị 344 ca, cholesterol giảm bình quân 85,84mg%, triglycerid giảm bình quân 70,61mg%, b-lipoprotein giảm bình quân 175,96%. Có 170 ca béo phì được điều trị, cân nặng giảm rõ, giảm bình quân 3,5kg. Có 138 ca huyết áp cao được điều trị có kết quả 59,4% (23,2% kết quả tốt)

Vị thuốc làm giảm cholesterol trong máu: 

Một số vị thuốc nam có tác dụng làm hạ cholesterol trong máu rất tốt như:

  • Rễ cỏ xước ( Ngưu tất nam ): hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, giảm cholesterol trong máu
  • Mã đề nước: làm hạ lipid máu, giảm lượng cholesterol trong máu, cải thiện chức năng gan, chống gan nhiễm mỡ
  • Sơn tra: Kích thích tiêu hóa, hạ lipid máu, giảm xơ vữa động mạch do tác động giảm cholesterol trong máu nhanh

Làm thế nào để hạn chế nguy cơ tăng cholesterol trong máu?

Cholesterol trong máu tăng cao gây biến chứng gì?

Cholesterol trong máu tăng cao nếu không được điều trị sẽ tạo thành các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch từ đó dẫn đến các nguy cơ cao gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng như:

  • Rối loạn mỡ máu
  • Gan nhiễm mỡ
  • Cơn thắt đau ngực
  • Tăng huyết áp
  • Đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh lý động mạch ngoại biên

Để hạn chế nguy cơ tăng cholesterol trong máu cần làm gì?

Thay đổi lối sống:

  • Nói không với rượu bia, cafe, thuốc lá, các chất kích thích khác
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Tập thể dục với cường độ phù hợp thể trạng mỗi ngày
  • Ăn tăng nguồn thức ăn có chứa lượng protein tốt như thịt gà, cá,..
  • Ăn tăng chất xơ và vitamin từ rau củ quả và trái cây tươi
  • Ăn tăng lượng thực phẩm giúp hòa tan chất xơ từ các ngũ cốc nguyên hạt
  • Nên nấu các món ăn luộc, hấp trong bữa ăn thay cho các món chiên, xào, rán.
  • Hạn chế các thực phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò và nội tạng động vật
  • Không nên ăn những đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
Han che cholesterol trong mau
Tăng cường chất xơ từ rau xanh và hoa quả

Biện pháp khác:

  • Điều trị càng sớm càng tốt và thực hiện lối sống lành mạnh để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do cholesterol máu gây ra.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm chỉ số Cholesterol để đảm bảo các chỉ số duy trì ở mức độ an toàn.
Chia sẻ bài viết:
- Tư vấn Polyp Túi Mật

Chuyên trang Tư vấn polyp túi mật là nơi cung cấp thông tin, kiến thức về polyp túi mật một cách toàn diện và chính xác. Với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, chuyên trang mang đến cho độc giả những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị polyp túi mật.

5 1 ủng hộ
Xếp hạng bài viết
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận